Trình bày những suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Hướng dẫn
Đề bài: Em hãy trình bày những suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Mở bài: Giới thiệu về đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam, những tác phẩm kịch của ông để lại cho nền văn học nước nhà vô cùng phong phú và đa dạng nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đặc biệt đoạn trích hồi VII thể hiện rõ quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác.
Thân bài: Trình bày những suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Vở kịch kể về câu chuyện của một người nho nhã tên Trương Ba có sở thích cao quý thanh cao, làm vườn và chơi cờ. Bất ngờ thay, Nam Tào Bắc Đẩu gạch nhầm tên người nên Trương Ba phải chết oan. Để sửa sai Đế Thích đã cho hồn của Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Và như vậy hồn Trương Ba sống trong thân xác xù xì, thô kệch của một ông bán thịt. Cũng kể từ đó bi kịch của Trương Ba bắt đầu khi hồn và xác không thể hòa hợp với nhau.
Trước hết là bi kịch Trương Ba không được sống với chính mình. Khi sống trong thân xác của anh hàng thịt, hồn Trương Ba phải ăn những món mà trước đấy ông không bao giờ ăn, làm những việc như tát chảy máu mồm đứa con trai của mình mà trước đây ông chưa từng làm hay giẫm nát cái chồi non trong khu vườn yêu thích của mình mà trước đấy ông từng nâng niu hết mực, thậm chí là ngủ với vợ của anh hàng thịt. Đoạn trích mở đầu với hình ảnh hồn Trương Ba ngồi ôm đầu trong khổ sở và cuộc đối thoại giữa linh hồn và thể xác bắt đầu. Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt đối chất với nhau, trong cuộc đối chất ấy hồn Trương Ba cho rằng xác thịt chỉ là thứ đui mù làm gì có tiếng nói. Thế nhưng với những lí lẽ hợp lý của xác thịt rằng “ông vẫn hồn hển khi gần vợ tôi”…thì hồn đuối lời chỉ biết nói rằng “ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch”. Qua cuộc đối thoại đầy tranh cãi ấy, tác giả muốn thể hiện cho người đọc thấy không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân hình phàm tục, không thể sống chắp vá. Linh hồn và thể xác phải có sự hòa nhập. Đồng thời trong cuộc đấu tranh giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt cũng là cuộc đấu tranh giữa phần người và phần con, giữa tâm hồn và xác thịt. Nếu sống lâu trong những thứ dung tục, dục vọng thì tâm hồn con người cũng mất đi những thứ đẹp đẽ.
Để chứng minh cho sự không hòa nhập giữa thể xác và linh hồn là hàng loạt những bi kịch của Trương Ba với gia đình của mình. Đầu tiên là người vợ mà ông đã từng có biết bao nhiêu năm đầu ấp tay kề, bao nhiêu tình bao nhiêu nghĩa. Người phụ nữ ấy không bao giờ có thể chấp nhận chia sẻ ông với một người phụ nữ khác. Bà đau khổ đòi ra đi khỏi gia đình này để không phải chứng kiến những cảnh tượng éo le như thế nữa. Rồi đến đứa cháu gái mà ông rất yêu quý. Nó không nhận ra ông, thậm chí nó còn gọi ông là lão đồ tể. Có chị con dâu hiểu biết tưởng là sẽ thông cảm phần nào cho Trương Ba thế nhưng dẫu hiểu chị cũng không thể nào quen với hồn ông trong một thân xác khác và làm ra những việc làm không giống như ông khi còn sống là ông trọn vẹn. Tần ấy những bi kịch, những khổ đau có thể cho thấy được ở đời, linh hồn và thể xác phải có sự hòa nhập với nhau, không thể sống chắp vá được.
Ngay cả đến khi cầu cứu ông Đế Thích, vị thần ấy cũng không thể nào có phép màu làm cho hồn và xác hòa nhập với nhau được. Đế Thích gợi ý cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu tị nhưng hồn đã hình dung ra được một viễn cảnh không xa, ông sẽ phải gọi mẹ Cu tị là mẹ và những hành động khác lạ. Ông không thể chấp nhận được điều đó và cuối cùng ông xin được chết hoàn toàn, không sống nhờ vả vào thân xác của một ai nữa.
Kết bài: Bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Như vậy có thể nói, linh hồn và thể xác phải có sự hòa nhập với nhau, không thể tồn tại một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái dung tục còn xa không chỉ trong nay mai mà còn mãi mãi về sau. Cái kết của vở kịch thể hiện rõ quan niệm sống trọn vẹn là mình không sống nhờ sống gửi của nhà viết kịch lưu Quang Vũ.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
HON TRUONG BA DA HANG THIT
CAM NGHI HON TRUONG BA DA HANG THIT
NEU CAM NGHI HON TRUONG BA DA HANG THIT
SUY NGHI CUA EM VE HON TRUONG BA DA HANG THIT
Theo Vanhochay.com