Soạn bài ẩn dụ – Bài số 1
Câu 1.
So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
– Cách 1: diễn đạt bình thường, không sử dụng phép tu từ nào.
– Cách 2: sử dụng phép so sánh ( từ so sánh: như )
Bác Hồ như người cha
=>Phép so sánh trong câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn, cụ thể hơn tâm tư, tình cảm của người viết đối với Bác Hồ.
– Cách 3: Sử dụng phép ẩn dụ ( so sánh ngầm):
Người Cha mái tóc bạc
=>Với phép ẩn dụ này, câu thơ của người viết trở nên vừa hàm súc, cô đọng, vừa thể hiện nhiều tâm tư, tình cảm sâu nặng của mình đối với Bác Hồ.
Câu 2.
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
– Phép ẩn dụ: ăn quả, trồng cây.
– Nét tương đồng:
+ Ăn quả: người hưởng thụ thành quả.
+ Trồng cây: người gây dựng, tạo thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
– Phép ẩn dụ:
+ Gần mực thì đen
+ gần đèn thì sáng.
– Nét tương đồng:
+ Gần mực thì đen: gần những người xấu, những nơi xấu, không trong sáng ( mực màu đen) thì sẽ bị nhiễm thói xấu, trở nên đen tối.
+ Gần đèn thì sáng: gần những nơi hoặc những người tốt, trong sáng ( đèn vốn phát ra ánh sáng) sẽ học được những thói quen tốt, đức tính tốt.
c. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
– Phép ẩn dụ: bến, thuyền.
– Nét thương đồng: thuyền – người ra đi; bến – người ở lại.
d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
– Phép ẩn dụ: mặt trời trong lăng.
– Nét tương đồng: mặt trời – chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác như mặt trời chiếu sáng, soi đường cho nhân dân ra bước đi trên con đường cách mạng và mãi mãi tỏa ra ánh sáng, soi sáng con đường, sưởi ấm cho chúng ta.
Câu 3.
a. Phép ẩn dụ: thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
– Tác dụng: Mùi hồi vốn chỉ ngửi được mà không thể dùng thị giác, xúc giác mà thấy, cảm nhận được. Nhưng qua phép ẩn dụ này, mùi hồi thơm như được nhìn rõ từng dòng, từng dòng đang chảy tràn qua mặt. Cách viết này thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của người biết khi ngửi thấy mùi hồi chín.
b. Phép ẩn dụ: ánh nắng chảy đầy vai.
– Tác dụng:
+ Ánh nắng trở nên có hình dáng, có đường nét một cách cụ thể, rõ ràng.
+ cách diễn đạt mới lạ,tăng sức gợi tả cho câu thơ.
c. Phép ẩn dụ: tiếng rơi rất mỏng
– Tác dụng: Giúp cho người đọc cảm nhận và hình dung ra một cách đầy đủ hơn, có hình ảnh hơn về tiếng rơi rất nhẹ của chiếc lá – một tiếng rơi vốn không thể nhận ra bằng thính giác. Cách miêu tả như vậy là tả ngoại cảnh (lá rơi) bằng tâm cảnh (nghe như là rơi nghiêng).
d. Phép ẩn dụ: tiếng cười của bố.
– Tác dụng:
+ Sự liên ưởng mới lạ, tạo được sự cảm nhận thẩm mĩ ở người đọc.
+ Câu thơ giàu hình ảnh và hàm súc hơn.
Soạn bài ẩn dụ – Bài số 2
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1./ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho lời văn.
Ví dụ: Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)
Minh Huệ đã dùng hình ảnh ẩn dụ Người cha để chỉ Bác Hồ. Cách nói ở đây cũng dùng phép so sánh, nhưng là so sánh ngầm (không có từ so sánh, vật dùng đế so sánh). Cách nói như vậy sẽ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
2./ Có hai kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ:
-
Ẩn dụ hình tượng:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao)
+ Ân dụ thuyền: Chỉ người con trai đi xa.
+ Ẩn dụ bến: Chỉ người con gái ở nhà chờ đợi.
-
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” (Nguyễn Tuân).
Nắng giòn tan là một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà Nguyễn Tuân dùng nhằm tăng giá trị biểu cảm cho lời văn.
RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1: Dễ dàng thấy cách 3 là cách diễn đạt hay nhất và có tác dụng gợi cảm nhấy vì nhà thơ đã dùng phép ẩn dụ: người cha mái tóc bạc…
Bài tập 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ)
Ẩn dụ hình tượng Nét tương đồng
-
Kẻ trồng cây ► Chỉ người đã tạo ra thành quả đó
-
Ăn quả ► Chỉ việc hưởng thụ thành quả
Dựa vào câu a, các em làm câu b theo cách trên.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ân dụ hình tượng: Mặt trời
Nét tương đồng: Chỉ Bác Hồ (rực rỡ, tỏa sáng như mặt trời
Bài tập 3: Dựa vào câu c, các em làm câu d như trên.
-
Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
-
… mùi hôi chín chảy qua mặt (Tô Hoài).
-
Ánh nắng chảy đầy vai (Hoàng Trung Thông).
-
Tiếng rơi rất mỏng… (Trần Đăng Khoa).
-
Dựa vào cách tìm ở câu trên, các em tự làm câu này
Các em tự phân tích tác dụng của những ẩn dụ này trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
Soạn bài ẩn dụ – Bài số 3
I. Ẩn dụ là gì?
Câu 1:
Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".
Câu 2:
Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.
II. Các kiểu ẩn dụ
Câu 1:
– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.
– Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
– Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
Câu 2:
Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.
Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3:
Có 4 kiểu ẩn dụ:
-
Ẩn dụ hình thức
-
Ẩn dụ cách thức
-
Ẩn dụ phẩm chất
-
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tập
Câu 1:
– Sự khác nhau giữa các cách nói:
-
Cách 1: nói theo cách bình thường
-
Cách 2: có sử dụng so sánh nên gây ấn tượng lạ
-
Cách 3: sử dụng ẩn dụ tạo lên những liên tưởng thú vị. Đây là cách diễn đạt mới, hàm súc, cô đọng, có tính hình tượng nhất.
Câu 2:
– Các hình ảnh ẩn dụ:
-
ăn quả, kẻ trồng cây
-
mực – đen, đèn – sáng
-
thuyền, bến
-
Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất)
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất)
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Câu 3: Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt: Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác)
b. Ánh nắng chảy đầy vai: Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
c. Tiếng rơi rất mỏng: Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
d.
– Trời sao xuyên qua từng kẽ lá.
– Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.
Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Soạn bài ẩn dụ – Bài số 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ẩn dụ là gì?
a) Trong khổ thơ dưới đây, ai được ví như Người Cha? Dựa vào đâu để ví như vậy?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
Gợi ý: Bác Hồ được ví như Người Cha. Tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc.
b) So hình ảnh Người Cha trong đoạn thơ trên với Người Cha trong câu sau và cho biết sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh.
– Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha.
Gợi ý: Xem xét bảng sau:
Vế A (cái được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh
|
Vế B
(cái dùng để so sánh – cái so sánh)
|
Bác Hồ |
yêu thương các anh đội viên |
như |
một Người Cha |
Trong đoạn thơ của Minh Huệ, chỉ xuất hiện Vế B (Người Cha), còn Vế A (Bác Hồ) được ngầm hiểu. Cho nên, người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.
2. Các kiểu ẩn dụ
a) thắp, lửa hồng trong câu thơ sau là "cái dùng để so sánh", vậy "cái được so sánh" tương ứng với mỗi hình ảnh này là gì?
Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng?
– Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
– Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,…). Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
c) Mỗi một kiểu tương đồng (như đã phân tích trong các ví dụ trên) là một kiểu ẩn dụ, vậy chúng ta có thể rút ra được những kiểu ẩn dụ nào?
Gợi ý: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Ba cách diễn đạt dưới đây có gì khác nhau? Em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao?
Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 3:
– Sự khác nhau giữa các cách nói:
+ Cách 1: nói theo cách bình thường;
+ Cách 2: có sử dụng so sánh;
+ Cách 3: sử dụng ẩn dụ.
– Trong các cách nói trên, cách nói có sử dụng ẩn dụ vừa mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm.
2. Mỗi phép ẩn dụ trong những câu dưới đây dựa trên nét tương đồng nào của sự vật, hiện tượng?
(1) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
(2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
(4)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Gợi ý: Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được "cái được so sánh" ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng.
– Các hình ảnh ẩn dụ:
+ ăn quả, kẻ trồng cây;
+ mực – đen, đèn – sáng;
+ thuyền, bến;
+ Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất);
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất);
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
3. Trong những câu dưới đây, người viết đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như thế nào? Thử đánh giá về tác dụng biểu đạt của các hình ảnh ẩn dụ ấy.
a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
d) Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
Gợi ý:
– Các từ ngữ ẩn dụ:
+ (Ánh nắng) chảy;
+ (Tiếng rơi) rất mỏng;
+ Ướt (tiếng cười).
– Tác dụng gợi tả hình ảnh, gợi cảm:
+ Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
+ Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
+ Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
Vũ Hường tổng hợp