Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích Trích diễm thi tập
Đoạn trích Tựa trích diễm thi tập được tác giả Hoàng Đức Lương sưu tầm và biên tập những bài thơ, tác phẩm thơ văn có giá trị từ đời nhà Trần đến đời nhà Lê. Trong bài Tựa này, tác giả Hoàng Đức Lương không chỉ sưu tập những tác phẩm tiêu biểu mà còn nói về những nguyên nhân và quá trình tuyển chọn bằng thái độ tự hào và trân trọng đối với di sản văn hóa lớn lao của dân tộc.
Tựa là phần mở đầu thường được đặt ở đầu bài viết nhằm giới thiệu đến người đọc về mục đích, nội dung cũng như kết cấu của cuốn sách. Trong bài Tựa tích diễm thi tập, tác giả Hoàng Đức Lương đã trình bày theo bố cục khá rõ ràng. Phần một nói về những nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền ở đời.
Tác giả cung phân tích qua sáu nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thơ ca không được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian vì chỉ có những người thi nhân, có học thực mới có điều kiện tiếp cận với các tác phẩm thơ ca, và cũng chỉ có họ mới hiểu được những cái hay, cái đẹp của thơ ca.
Nguyên nhân thứ hai mà tác giả Hoàng Đức Lương đưa ra, đó chính là những người có học thì lại ít để ý nhiều đến thơ ca. Dưới đời Lí- Trần đã có nhiều tác phẩm thi ca hay và giàu giá trị nhưng những bậc danh nho dưới thời đó vì bận rộn với những công việc triều chính mà không có thời gian để ý, biên tập, mặt khác, những quan cấp dưới cũng vì lận đận lo việc thi cử, lập công danh mà cũng không để ý khiến cho các tác phẩm không được lưu truyền rộng rãi.
Nguyên nhân thứ ba, những người thực sự quan tâm đến thơ ca lại không có đủ năng lực tiếp nhận cũng không đủ kiên trì để tìm hiểu hay biên soạn lại. Trước Hoàng Đức Lương cũng đã có một số người có ý thức trong việc sưu tầm, biên tập các tác phẩm thơ ca nhưng vì công việc này nặng nề, nhiều áp lực nên họ bỏ giữa chừng, là nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
Nguyên nhân tiếp nữa, đó chính là việc in ấn của triều đình quy định quá ngặt nghèo, chỉ có người nhà chùa mới có thể tự do in ấn sách. Đối với các nhà Nho, khi có nhu cầu in ấn cần được thông qua sự đồng ý của nhà vua mới được xuất bản.Bởi vậy mà thơ ca không có điều kiện để lưu truyền.
Tác giả Hoàng Đức Lương đã sử dụng phép liệt kê để trình bày ra những nguyên nhân chủ quan khiến thơ văn không được lưu truyền ở đời. Ngoài bốn nguyên nhân chủ quan trên còn hai nguyên nhân khách quan khác được tác giả nêu ra, đó là: thời gian và binh lửa.
Thời gian quá lâu cùng khói lửa của chiến tranh sẽ vô tình hủy hoại đi nhiều tác phẩm giá trị. Tác giả đã có phép so sánh đầy độc đáo: cứng như đá, như vàng lại được quỷ thần phù hộ cũng không tránh được sự hủy hoại nữa là những tác phẩm được viết vào giấy, cất giữ trong những chiếc hòm, trải qua vài lần binh lửa khó còn vẹn nguyên.
Phần thứ hai của Trích diễm thi tập, tác giả Hoàng Đức Lương đã trình bày về những lí do để mình biên soạn tác phẩm này.
Sở dĩ tác giả Hoàng Đức Lương đặt phần lí do xuống sau phần nguyên nhân khiến thơ văn không được lưu truyền ở đời là nhằm mục đích nhấn mạnh về những lsi do khiến ông sưu tầm và biên soạn thơ ca không phải ý muốn chủ quan của tác giả mà đó là yêu cầu của thời đại.
Tác giả đã thể hiện sự xót xa trước thực trạng của đất nước, để gìn giữ những giá trị thơ ca, ông đã quyết tâm sưu tập và lựa chọn những tác phẩm thơ ca hay để xây dựng lên cuốn Trích diễm thi tập. Hoàng Đức Lương đã giới thiệu qua về quá trình biên soạn cuốn sách này và khái quát nội dung và kết cấu của Trích diễm thi tập.
Những tác phẩm thơ văn được lưu trữ trong những cuốn thi tập cũ không còn nên ông phải nhặt nhạnh từng mảnh giấy tài, tìm tòi khắp nơi và nhờ đến sự giúp đỡ của những người hiện đang làm quan ở triều đình mà phân cuốn sách của mình ra làm hai phần: phần chính là thơ ca – đây là những tác phẩm có giá trị mà Hoàng Đức Lương đã sưu tập và biên soạn lại và phần phụ lục ( bao gồm những tác phẩm mà tác giả sáng tác)
Tựa trích diễm thi tập được tác giả Hoàng Đức Lương trình bày với bố cục rõ ràng, mạch lạc. Chính tài năng, tâm huyết cũng như ý thức gìn giữ giá trị thơ ca của ông đã góp phần quan trọng vào việc bảo lưu những di sản thơ ca của dân tộc Việt Nam. Trích diễm thi tập được coi là tác phẩm có giá trị lớn, góp phần thể hiện được nền văn hiến lâu đời của Việt Nam.