Trình bày ý kiến của anh chị về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới … phong phú hơn”
Hướng dẫn
Đề bài: Trình bày ý kiến của anh chị về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
Mở bài: Giới thiệu về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới … phong phú hơn”
Văn học không chỉ có chức năng trong đời sống hiện thực xã hội mà nó còn có chức năng đối với tâm hồn con người. Nhận định về điều này, nhà văn Thạch Lam đã từng nói: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
Thân bài: Trình bày ý kiến của anh chị về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới … phong phú hơn”
Thứ nhất, “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có”. Ở đây tác giả Thạch Lam đã gửi thêm cho chúng ta một định nghĩa về văn chương. Trong nền văn học Việt Nam đã có rất nhiều người định nghĩa văn chương là khí giới là vũ khí chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh…Nói đến khí giới là nói đến tác dụng chiến đấu, đấu tranh. Nhà văn Thạch Lam nhấn mạnh văn chương là một thứ khí giới thanh cao mà đắc lực có nghĩa là văn chương được ví như khí giới để chiến đấu nhưng khí giới đó không sát thương về mặt cơ thể đối tượng mà sát thương trong tâm tưởng trong trái tim. Nó thanh cao và đắc lực bởi nó không cứng nhắc, không đao to búa lớn, dùng tình cảm để cảm hóa con người. Không những thế nó đắc lực bởi phạm vi đối tượng được phản ánh rất lớn. Cùng một tác phẩm văn chương nhưng lại có nhiều đối tượng được giáo dục chứ không riêng gì một người. Ví dụ như khi ta đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam ngoài việc biết về câu chuyện của hai chị em Liên và những người dân sống nơi phố huyện nghèo truyện còn dạy chúng ta nên biết thoát khỏi hoàn cảnh, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn thực tại tối tăm.
Thứ hai, “để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Ở đây tác giả nói đến tác dụng hay chính là chức năng của văn chương. Trước hết là chức năng đối với hiện thực xã hội. Văn chương dùng để tố cáo và thay đổi một thế giới chứa đựng những điều giả dối và tàn ác. Nếu chỉ tố cáo thôi thì chưa đủ, văn chương tố cáo để cuối cùng đi tới mục đích là thay đổi xã hội đó. Những hiện thực xã hội với những bất công được nhà văn truyền tải, phản ánh trong tác phẩm của mình nhằm vạch trần cái xấu, tố cáo cái ác và mong muốn thay đổi xã hội.
Đọc Chí Phèo của Nam Cao, ta nhận thấy tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến thực dân đã đẩy người nông dân hiền lành chất phác vào con đường tha hóa để cuối cùng chết tức tưởi khi không tìm được đường về với lương thiện hay Vợ nhặt của Kim Lân tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít nhật đã gây ra nạn đói năm 1945 thê lương thảm khốc. Nơi mà ở đó con người ta không biết gì đến ngại ngùng hay ý tứ nữa. Phản ánh hiện thực các nhà văn mong muốn xã hội được thay đổi theo hướng tốt hơn. Không những thế qua những tác phẩm văn học người đọc được thanh lọc tâm hồn mình trong sạch và đẹp đẽ hơn. Đồng cảm với Chí Phèo, chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về những số phận cuộc đời khác, ta học cách đồng cảm với nhân vật, đau cùng nỗi đau của người khác, yêu thương những đức tính tốt đẹp chất phác của người nông dân.
Kết bài: Bài văn trình bày ý kiến của anh chị về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới … phong phú hơn”
Tóm lại, nhà văn Thạch Lam đã có một nhận định khá chính xác về văn chương và tác dụng của văn chương. Văn học không chỉ phản ảnh được hiện thực đời sống tố cáo xã hội tàn ác, giả dối mà còn làm cho tâm hồn con người được thanh lọc và trong sạch hơn.
TỪ KHOA TÌM KIẾM
VAN CHUONG LA MOT THU KHI GIOI
VĂN CHƯƠNG LÀ MỘT THỨ KHÍ GIỚI
EM HAY TRINH BAY Y KIEN VAN CHUONG LA MOT THU KHI GIOI… PHONG PHU HON
TRINH BAY Y KIEN VAN CHUONG LA MOT THU KHI GIOI… PHONG PHU HON
Theo Vanhochay.com