Soạn bài Cây tre Việt Nam – Bài số 1

I.   Tìm hiểu chung.

1.   Tác giả.

–   Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

–   Ông sinh ra tại mảnh đất Thanh Hóa.

–   Nguyễn Duy cũng tham gia chiến đấu.

–   Ông tham gia hoạt động văn học nghệ thuật và có nhiều tác phẩm hay.

–   Tác phẩm tiêu biểu: ánh trăng, cát trắng, mẹ và em, đường xa…

2.   Tác phẩm.

–   Thể thơ: lục bát.

–   Nội dung: miêu tả về hình ảnh cây tre Việt Nam mộc mạc giản dị. Đồng thời qua đó tre biểu tượng cho người Việt Nam.

II.   Phân tích.

1.   Hình ảnh cây tre.

–   Thời gian tre xuất hiện: tre từ có ngàn đời nay, câu hỏi tu từ vang lên nhưng như muốn nói tre có ngàn năm tuổi từ khi con người Việt Nam xuất hiện, tre gắn liền với cuộc sống sinh hoạt cũng như chiến đấu.

–   Giọng điệu mở ra không gian như cổ tích.

–   Hình dáng của tre: thân gầy guộc, lá mỏng manh -> sống thành lũy thành bụi.

–   Màu sắc: xanh tươi ở mọi nơi.

–   ở nơi đá sỏi bạc màu.

->   cây tre hiện lên là một loại cây cao thẳng sống thành bờ thành bụi, mang đến sắc xanh tươi lá mỏng manh cho làng quê và sống ở những nơi đất đá mộc mạc. Một vẻ đẹp thanh cao, giản dị.

–   đặc điểm của cây tre:

  •   rễ siêng năng không ngại đất nghèo.
  •   Cây lá vẫn phát triển đu đưa theo gió lớn lên cao vút.
  •   Không đứng khuất dưới bóng dâm.

->   Dù đất nghèo nhưng với đặc điểm sống của mình cây tre vẫn lớn lên cao vút.

  •   Dù có bão bùng nhưng tre vẫn đứng thẳng cao vút bao bọc lấy nhau.
  •   Tre được nhân hóa như người ôm níu lấy nhau vượt qua bão tố.
  •   Dù có thân gãy cành rơi nhưng vẫn truyền cái gốc cho măng mọc lên.
  •   Tre được nhân hóa như con người khi nhường cho con manh áo cộc, nhọn như chông, lưng trần phơi nắng phơi sương.

–   Hình ảnh măng non:

  •   Măng khi còn nhỏ đã có dáng hình của tre, hình mũi tên nhọn lên trời cao thẳng.
  •   Quy luật tre già măng mọc.
  •   Điệp từ “mai sau” nhấn mạnh sức sống trường tồn của cây tre trên mảnh đất cũng như trong lòng người dân Việt Nam.

2.   Hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam.

–   Hình dáng của tre tượng trưng cho nét đẹp con người Việt Nam nhỏ bé mỏng manh nhưng sống với tinh thần thanh cao, thẳng thắn.

–   Cách sống của tre biểu tượng cho sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam.

–   Những hình ảnh tay ôm tay níu, thương nhau -> biểu tượng cho sự đùm bọc đoàn kết của nhân dân ta.

–   Tre già mong mỏi -> biểu tượng cho sức sống của người Việt Nam.

–   Măng non biểu tượng cho thế hệ thiếu niên nhi đồng của Việt Nam dù bé đã mang dáng hình của ông cha.

III.   Tổng kết.

–   Bài thơ đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh làng quê Việt Nam xưa với những hình ảnh tre Việt Nam. Với những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp từ… đã khắc họa hình ảnh cây tre Việt Nam. Những hình ảnh về cây tre ấy lại biêu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam.

Soạn bài Cây tre Việt Nam – Bài số 2

I. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

– Thép Mới (1925 – 1991) tên khai sinh là Hà Vãn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ở thành phố Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dán tộc ta.

Bài văn này tuy có chất kí nhưng chủ yếu có thề coi là tuỳ bút kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tình, bình luận.

– Ý chính bao trùm của bài văn đã được nêu lên như là một nhận định ở ngay phần mở đầu: “Cây tre là người bạn thân cua nông dân Việt Nam, bạn thân cua nhân dân Việt Nam”. Ý bao quát ấy đã được khai triển và minh họa băng một hệ thống các luận điếm và chi tiết, hình ảnh được sắp xếp theo trình tự như sau:

Xem thêm:  Soạn bài quan hệ từ

+ Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý.

+ Tre gắn bó lâu đời với con người, đặc biệt là người nông dân trong cuộc sống hăng ngày và trong lao động sản xuất.

+ Tre còn gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, mà cụ thể nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Tre vẫn là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

Nhưng nói về tre ở đây cũng chính là nói về đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bởi vì cây tre chính là một biếu tượng của đất nước, tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.

– Một trong những thành công của bài văn là giọng điệu, nhịp điệu có sức lôi cuốn với nhiều câu vãn có nhạc tính, tạo nên chất trữ tình khi thiết tha, khi sôi nổi bay bổng.

– Nội dung đoạn trích bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyên Duy trong phần Đọc thêm chủ yếu ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: cần cù, lạc quan yêu đời, không chịu khuất phục trước khó khăn và sức mạnh bạo tàn,… Đây cũng chính là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Cây tre là hình ảnh biểu trưng cho con người và đất nước Việt Nam.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn?

Gợi ý:

Đại ý cùa bài vãn:

Cây tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở mọi nơi. Tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, trong hiện tại và cả trong tương lai.

Bố cục của bài: Bài văn được chia làm 3 phần.

Phần 1: Từ đầu cho đến chí khí như người. Nội dung giới thiệu chung về cây tre.

Phần 2: Tiếp cho đến tiếng sáo diều trc cao vút mãi. Nội dung nói về sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung nói cây tre là hình ảnh biểu trưng cho con người và dân tộc Việt Nam.

2. Để làm rõ ý “Cây tre ỉà người bạn thân của nông dân Vỉệt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn dã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:

a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.

b) Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Gợi ý:

a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sông hàng ngày:

– Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

– Tre là cánh tay của người nông dân.

– Tre là người nhà.

– Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ coa..

b) Giá trị của phép nhân hóa:

– Cây tre là một người bạn, với tất cả những tính cách của con người. Nhờ biện pháp nhân hóa, cây tre trở thành người anh hùng và trở thành biểu tượng của con người Việt Nam.

3. Ở đoạn kết, tác giả đã hinh dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nươc đi vào công nghiệp hóa?

Gợi ý:

– Khi đâ't nước đi vào công nghiệp hóa, cây tre sẽ không còn tầm quan trọng trong sinh hoạt và lao động như trước đây mà thay vào đó là sắt thép và những vật liệu khác.

– Trong tương lai tre vẫn còn mãi với dân tộc. Tre vần tỏa bóng mát, giữ màu xanh cho làng quê, Tre luôn có mặt trong đời sông tinh thần của con người. Tre là biếu tượng cao quý của dân tộc.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

4. Bài văn đã miêu tả cây tre vơi vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Gợi ý:

Với biện pháp tu từ nhân hoá, tác giả đã nêu bật hình ảnh của cây tre – người bạn gắn bó thân thiết và lâu đời với con người và đâ't nước Việt Nam. Cây tre không chỉ là người bạn mà còn là biểu tượng cho tính cách con người Việt: Cần cù, đoàn kết, dũng cảm, hiền hòa.

5. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích nói đên cây tre.

Gợi ý:

– Tục ngữ: Tre già, măng mọc.

– Ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Đan sàng thiếp cũng xin vâng

Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng?

– Truyện cổ tích: Thánh Gióng

– Bài thơ: Tre Việt Nam

Em có thể kể ra với số lượng câu, bài càng nhiều càng tốt nhưng chú ý mỗi thế loại phải có ít nhất một câu hoặc một bài.

Soạn bài Cây tre Việt Nam – Bài số 3

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. 

– Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99.

– Bố cục có 2 đoạn.

(1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

(2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể:

a. Sự gắn bó của tre và người:

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

+ Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm.

+ Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày.

  ++ Giang chẻ lạt mềm…

  ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ.

  ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái.

Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre.

+ Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.

  ++ Gậy tầm vông.

  ++ Chông tre.

  ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác).

– Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

+ Một số hình tượng nhân hóa.

  ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

  ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

  ++ Tre, anh hùng lao động!

  ++ Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Tre với tương lai dân tộc.

– Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.

– Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân.

– > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam

Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng.

Soạn bài Cây tre Việt Nam – Bài số 4

Câu 1: Đọc bài văn Cây tre Việt Nam.

1. Nêu đại ý của bài vãn.

2. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.

Trả lời:

1. Đại ý của bài vãn: Cây tre là bạn thán của nhân dân Việt Nam. Tre có mật ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.

2. Bố cục: 4 đoạn:

–       Đoạn 1: Từ đầu đến “chí khí như người” -> Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về một con vật nuôi trong nhà

–       Đoạn 2: Tiếp theo đến “chung thuỷ” Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động.

–       Đoạn 3: Tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu” -> Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.

–       Đoạn 4: Còn lại -» Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.

Câu 2: Để làm rõ ý “Cây tre bạn thân của nhân dân Việt Nam là người bạn thân của nông dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:

a)   Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

b)   Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Trá lời:

a)   Để chứng minh cho nhận định ‘Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam11' tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng:

–  Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước, đặc biệt là luỹ ưe xanh bao bọc xóm làng.

–  Dưới bóng tre, từ lâu đời người nông dân làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hoá cổ truyền.

–  Tre là cánh tay của người nông dân, giúp họ rất nhiều trong công việc đồng ángễ

–  Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: các em nhỏ chơi chuyển đánh chắt bằng tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre, các cụ già với chiếc điếu cày bằng treế.. Suốt một đời gười, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm ưên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

–  Tre còn gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nướcỂ Tre là VÖ khí, tuy thô sơ nhưng rất có hiêu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc… Từ xa xưa, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Cuối cùng, để tổng kết vai trò to lớn của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Cây tre ở đây được nhân hoá mang những phẩm chất, những giá trị cao quý cao quý của con người để ca ngợi công lao, sự công hiến của cây tre cho nhân dân Việt Nam.

Câu 3: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá?

Trá lời:

Trong phần kết bài, tác giả đặt ra một vấn để có ý nghĩa về vai trò của cây tre khi đất nước đi vào công nghiệp hoá và khẳng định: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình và tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

Câu 4: Bài vãn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Tác giả đã ca ngợi phẩm chất của cây tre:

–  Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;

–  Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;

–  Mầm măng non mọc thẳng;

–  Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn;

–  Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;

–  Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân;

–  Tre là thẳng thắn, bất khuất “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre…

Những phẩm chất của tre đều là những phẩm chất cao quý của người Việt Nam ta. 

Vũ Hường tổng hợp

Topics #cây tre #Cây tre Việt Nam #con đường #con người #cuộc sống #dũng cảm #đồ chơi #giới thiệu #hiện đại #lao động #nguyễn du #Nguyễn Duy #thời gian #thuyết minh #Tre Việt Nam #văn học